Phong tục đám cưới người Mường
Người Mường còn có tên gọi là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá. Là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Người Mường sống tập trung nhiều nhất ở các thung lũng hai bờ Sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của Sông Mã, Sông Bưởi. Những năm gần đây người Mường di cư nên có mặt hầu như khắp các tỉnh thành trong cả nước như: Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội, Ninh Bình, Đắk Lắk, Yên Bái, Bình Dương ...
Hình: Lễ hội người Mường
Người Mường theo đạo Phật, nhưng có sự khác biệt la mọi nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo chủ trì. Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới...
Đặc biệt phong tục cưới xin rất đặc trưng, phải qua nhiều giai đoạn như: Trai gái lớn lên tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị lễ cưới. Ðể dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi, lễ bỏ trầu, lễ xin cưới.
Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một gùi cơm chín, trên miệng để 2 con gà sống thiến luộc chín. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2 vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, 2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô dì, chú bác.
Hình: Cô dâu Mường chuẩn bị về nhà chồng
Tục cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh ta. Chúng ta cùng tham dự đám cưới người Mường một lần để so sánh nhé !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét