Món Gỏi Lá ở Kom Tum

Nếu có dịp đến Kon Tum - mảnh đất nằm tận cực Bắc Tây Nguyên mà chưa thưởng thức món gỏi lá thì coi như... chưa đến.


Gỏi lá, bữa tiệc vị rừng...  
 

Món gỏi lá ở KonTum có hương vị đặc biệt bởi các loại lá đặc trưng của vùng cao nguyên. Gỏi lá ăn với thịt lợn và món ăn kèm đặc biệt nấu từ hèm rượu, tôm, thịt...
 

Phải có ít nhất từ bốn chục loại lá trở lên trong một bữa mới được tính là gỏi lá.
  

Đi kèm với lá là gỏi nên ngoài đĩa thịt heo ba chỉ luộc thái mỏng có tác dụng tạo độ béo và đĩa tôm kho (loại nhỏ) 
 

Đặc biệt, món nước chấm dùng để chấm gỏi lá mới là “bí quyết gia truyền” của  Tây Nguyên. Nguyên liệu làm nước chấm là tôm, thịt nạc băm nhỏ trộn đều với mẻ (một loại nguyên liệu mà người Bắc thường dùng để chế biến thịt chó) và đun chín. Một tô nước chấm hoàn chỉnh phải ở dạng sền sệt, không đặc quá để tiện múc úp lên gỏi lá. Bên cạnh còn có thêm đĩa tiêu hạt tươi, ít muối và ớt trái (loại ớt trái nhỏ chổng ngọn lên trời của đồng bào dân tộc).
Bình thường thì ớt này rất cay, nhưng ăn với gỏi lá, nó không cay mà lại tạo ra một thứ mùi rất quyến rũ làm cho cảm giác cứ muốn nuốt mãi.
 


Bàn ăn được bố trí lá xung quanh, đồ cuốn ở giữa cùng với đồ uống. Ăn gỏi lá nhất thiết phải uống rượu (mà phải là rượu ngâm từ rễ cây đinh lăng mới sành điệu), chớ nên uống bia mau đầy bụng, không ăn được nhiều.
 

Chưa hết, sau khi ăn xong gỏi lá, trong váng vất của men say, bạn sẽ được tận hưởng món cháo cá nấu với lá hành, lá tía tô đỏ và lá cải cắt nhỏ (cá sau khi lóc lấy thịt làm gỏi, đầu và xương dùng để nấu cháo), khói bốc nghi ngút, vừa thổi vừa húp. Chỉ cần ăn một chén nhỏ, bạn cảm thấy tỉnh táo trở lại, và lại thèm ăn… gỏi lá! 
 

Cháo, ngon quá, nghi ngút khói...
 

Nhân của món gỏi lá gồm có ba món chính: da heo thái nhỏ trộn với mè (có quán trộn với bột gạo, nếp, bắp, gừng, lá chanh), thịt heo ba chỉ xắt mỏng và tép luộc. Nước chấm của gỏi lá là mẻ (hoặc hèm rượu).  Mẻ được trộn với thịt heo bằm nhỏ, sau đó xào lên, có nêm gia vị, tạo thứ nước chấm sền sệt, màu vàng trông rất bắt mắt. Mâm gỏi lá không thể thiếu chén muối hột, tiêu hạt và ớt hiểm xanh.
 

Để ăn món gỏi lá cũng lắm công phu. Tuỳ theo gu ăn và “khẩu hình” của từng người mà chọn nhiều hay ít loại lá cho vừa miệng. Nhưng “nguyên tắc” cuốn gỏi là cuộn những chiếc lá xếp lên nhau cuốn hình bánh ú. Nhân được đặt vào giữa, vài lát thịt ba chỉ, một sợi da heo, vài con tép. Nước chấm phủ lên nhân, cùng vài hạt muối hột, hạt tiêu và đừng quên thêm vào trái ớt xanh.
 

Gỏi lá được cuốn vừa miệng để người dùng ăn gọn cả cuốn. Tan giòn trong miệng là một bữa tiệc vị giác tinh tế. Có đủ sắc thái của vị chua, vị chát từ các loại lá rừng trải trên đầu lưỡi, “phối” hài hoà cùng vị mặn xổi của muối hột, vị cay đằm của tiêu, hương nồng thơm của ớt xanh.
 

Tất cả cùng phảng phất mùi men từ trong nước xốt đã làm cho độ ngọt, béo của cá tôm, thịt mỡ trở nên thanh khiết, dịu dàng. Ăn mãi không ngán.
 

Nhất là khi vị giác trải nghiệm xong các cung bậc âm sắc của cuốn gỏi lá, một hớp rượu gạo lan trên vòm họng lại làm dậy thêm nét thèm thuồng với mùi vị của những chiếc lá tươi nguyên đầy ắp trên mâm. Hihihi.
 
Nếu có dịp đến Kon Tum - mảnh đất nằm tận cực Bắc Tây Nguyên mà chưa thưởng thức món gỏi lá thì coi như... chưa đến. Nếu các bạn đến Kon Tum hãy thử thưởng thức hương vị rừng này các bạn nha! Sẽ nhớ mãi không quên...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét